ベトナム語医療通訳講座 開講しました!!
10/23より12/11まで毎週土曜日の開催です。
以下の講義を行いました。
講義 1限目 日本医療制度
講師:末石
医療通訳検定試験には日本医療制度について約10問が出され、医療通訳者は日本医療制度の特徴、医療機関の分類、各医療従事者の役割、各診療科の名称、感染症の分類、受診の流れ、保険制度、高額療養費制度を理解する必要がある。特に数字の情報。
Trong bài thi phiên dịch y tế thì sẽ có khoảng 10 câu hỏi về hệ thống y tế Nhật Bản. Người phiên dịch y tế cần phải hiểu về đặc điểm của hệ thống y tế Nhật Bản, cách phân loại các cơ sở ý tế, vai trò của từng nhân viên y tế, tên gọi của từng khoa khám bệnh, phân loại bệnh lây nhiễm, tiến trình khám, hệ thống bảo hiểm, chế độ phí điều trị tối đa. Nhất là phải nhớ những thông tin có con số.
講義 2限目 医療通訳者の自己管理【 健康管理・心の管理 】
講師:末石
健康管理・心の管理については 医療通訳検定試験であまり聞かれていないが、通訳者は色んな患者がいる現場で働く上、病気をうつさない、病気にならないためである。この講義で感染やストレスの要因から予防方法・セルフケア方法を理解し、必要な時に活用できるようになる。
Quản lý sức khỏe và tinh thần không nằm trong nội dung ra đề cho bài thi phiên dịch y tế nhưng cần thiết để tránh lây bệnh và bị bệnh trong quá trình làm việc tại hiện trường có nhiều bệnh nhân khác nhau. Tại bài giảng này chúng ta hiểu được nguyên nhân lây nhiễm và stress cũng như các biện pháp phòng tránh, tự chăm sóc để khi cần có thể sử dụng.
講義 3限目 医療通訳理論1【通訳理論】
講師:BUI THI THU SANG
通訳と翻訳の違い、文化の訳し方、質が高い通訳、対話通訳の相互作用について理解する。通訳者はコミュニケーションの主体ではなく、原発言を正確で忠実に受取り、聞き手に明瞭に意図を反映しなければならない。
Bài này chúng ta tìm hiểu sự khác nhau giữa phiên dịch và biên dịch, cách dịch khi có yếu tố văn hóa, hiểu thế nào thì gọi là phiên dịch chất lượng cao đồng thời hiểu về tác động qua lại khi phiên dịch đối thoại. Người phiên dịch không phải là chủ thể của giao tiếp mà phải tiếp nhận lời phát ngôn ban đầu một cách chính xác và trung thực và phải phản ánh ý đồ của người nói cho người nghe một cách mạch lạc.
講義 4限目 医療通訳者のコミュニケーション
講師:BUI THI THU SANG
通訳する時のコミュニケーションである異文化コミュニケーションや医療通訳のコミュニケーションの特徴、そのコミュニケーションをサポートする通訳者の役割と対応仕方について理解する。通訳者は発言者の非言語的コミュニケーションを配慮するだけではなく、自分の非言語的コミュニケーションをコントロールしなければならない。
Bài này chúng ta tìm hiểu về giao tiếp đa văn hóa vốn là giao tiếp khi phiên dịch đồng thời hiểu đặc điểm của giao tiếp trong phiên dịch y tế và từ đó hiểu về vai trò và cách ứng xử của người phiên dịch khi tham gia hỗ trợ việc giao tiếp đó. Người phiên dịch không chỉ phải quan tâm đến những tín hiệu giao tiếp không thành lời của người phát ngôn mà còn phải kiềm chế những tín hiệu giao tiếp không thành lời của chính mình.
投稿者について